Viêm xoang - cách phát hiện và phòng ngừa hiệu quả nhất

20/12/2021
CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC SỨC KHỎE VÀNG FPL

Viêm xoang là một bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến ở nước ta do khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm ướt sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường hay gặp ở người lớn. Đối tượng trẻ em thì ít bị viêm xoang hơn do đặc điểm cấu tạo tổ chức xoang còn rất bé, khi một tháng chỉ bằng cái chấm nhỏ xíu, một tuổi thì tổ chức xoang là một tam giác bé tý, từ 2 tuổi trở lên mới thấy rõ hơn. Do vậy, trẻ em thường ít bị viêm xoang trước 4-5 tuổi. Tuy nhiên, đối với người lớn thì hoàn toàn khác, đặc biệt là những người sống trong môi trường khói bụi hoặc viêm mũi dị ứng do cơ địa chuyển thành viêm xoang. Bệnh thường gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Hơn nữa nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ rất dễ tái phát và tiến triển nặng thành mạn tính, đôi khi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm ổ mắt, viêm màng não, tắc tĩnh mạch xoang hang,... Để bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cuyên gia Alpikol xin được chia sẻ một số thông tin cụ thể trong bài viết sau đây.

 Viêm xoang là gì?

Viêm xoang hay viêm mũi xoang được hiểu theo nghĩa rộng là viêm mũi và các xoang cạnh mũi, gây ra một nhóm các rối loạn. Xoang là các hốc rỗng nằm xương gò má và trán. Các xoang này được lót một lớp niêm mạc là mô mềm, lớp niêm mạc này chứa đầy không khí. Khi niêm mạc lót xoang cạnh mũi bị viêm sẽ gây ra tình trạng phù nề, đường kính các lỗ xoang bị thu hẹp dẫn đến dễ tích tụ chất lỏng hoặc chất nhầy bên trong. Đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, từ đó tiến triển thành nhiễm trùng.

Phân loại viêm xoang theo thời gian bị viêm gồm có: cấp tính (từ 4 tuần trở lại), bán cấp tính (4-12 tuần) và mạn tính (trên 12 tuần). Có thể phân chia thành viêm xoang cấp tính tái phát (lớn hơn hoặc bằng 4 đợt trong một năm mà không có triệu chứng của viêm mũi xoang mạn tính) và viêm xoang cấp tính kịch phát.

 Nguyên nhân gây viêm xoang

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xoang, thường gặp nhất là các nguyên nhân do nhiễm virus, vi khuẩn:

Viêm xoang sau cảm cúm (viêm nhiễm virus đường hô hấp trên)

Viêm xoang cấp tính điển hình thường bắt đầu với viêm nhiễm virus đường hô hấp trên kéo dài hơn 10 ngày. Trong một số trường hợp, viêm xoang nhiễm khuẩn cấp tính thứ phát do hậu quả của sự bít tắc lỗ thông mũi xoang (do phù nề niêm mạc) và có thể do sự tổn thương hệ thống màng nhầy lông chuyển. Kết quả cuối cùng là ứ đọng chất nhầy trong xoang và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Các tác nhân phổ biến nhất gây ra viêm xoang cấp tính bao gồm tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, và song cầu khuẩn.

Các nguyên nhân khác

Dị ứng, trào ngược dạ dày - thực quản, hít phải các chất kích thích (bụi, khói thuốc lá, hoá chất…), bất thường về giải phẫu mũi xoang (vẹo vách ngăn, xoang hơi cuốn giữa, quá phát mỏm móc, bóng sàng), VA quá phát, chấn thương mũi xoang, các khối u vòm mũi họng, bệnh toàn thân: suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng lông chuyển,…

 Những đối tượng nào dễ bị viêm xoang?

Bệnh viêm xoang là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai nhưng thường xảy ra với người lớn nhiều hơn trẻ em, đặc biệt rất dễ xảy ra với một số đối tượng sau:

Những người có tiền sử viêm nhiễm như viêm mũi, viêm họng, viêm amydal, sâu răng, viêm tủy răng,…Những người có tiền sử dị ứng, người làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, người thường xuyên hút thuốc lá, phụ nữ đang mang thai cũng là đối tượng dễ mắc bệnh viêm xoang. Ngoài ra những người có hệ miễn dịch suy giảm dễ bị mắc bệnh viêm xoang hơn do sức đề kháng kém nên dễ dàng bị virus, vi khuẩn tấn công. Bên cạnh đó những người có hệ miễn dịch yếu cũng là đối tượng dễ bị lây bệnh viêm xoang hơn những người bình thường.

 Các triệu chứng của bệnh viêm xoang là gì?

- Một số triệu chứng chính của bệnh viêm xoang đó là người bệnh cảm thấy đau và nhức ở vùng mặt, sưng và nề vùng mặt, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy mũi, dịch đổi màu hoặc mủ ra mũi sau, ngửi kém hoặc không ngửi được, có mủ trong hốc mũi, sốt

- Ngoài ra còn có một số triệu chứng phụ như: Đau đầu, thở hôi, mệt mỏi, đau răng, ho, đau nhức ở tai.

Khi phát hiện một số dấu hiệu trên bạn nên đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để được chẩn đoán xác định xem liệu có phải mình bị xoang hay không. Nếu được điều trị kịp thời sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 Cách điều trị bệnh viêm xoang như thế nào?

Đối với viêm xoang cấp tính chủ yếu là điều trị nội khoa với thuốc kháng sinh chống viêm, chống dị ứng. Phẫu thuật chỉ đặt ra trong những trường hợp cần thiết, tối đa sau 4-6 tuần điều trị bằng thuốc kháng sinh phù hợp, corticoid tại chỗ và liệu pháp corticoid toàn thân không có kết quả, có xuất hiện các biến chứng, hay có các bất thường về giải phẫu mũi xoang,...

Bệnh viêm xoang phải được khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ vậy nên khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm xoang cần đi khám để được điều trị kịp thời và triệt để tránh dẫn đến tình trạng mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần sẽ rất khó kiểm soát.

 Phòng ngừa bệnh viêm xoang như thế nào?

Xoang có chức năng rất quan trọng trong cơ thể và bệnh viêm xoang một khi để tiến triển nặng sẽ gây tình trạng viêm xoang mạn tính thì rất khó chữa vậy nên bạn cần chủ động phòng ngừa để tránh bị bệnh bằng một số biện pháp sau:

- Khi bạn mắc bệnh cảm cúm nên có chế độ điều trị, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý tránh tâm lý chủ quan chỉ là bệnh nhẹ rồi sẽ tự khỏi.

- Xoang có sự liên hệ mật thiết với mũi, mũi là nơi tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài cho nên khi môi trường không tốt một thời gian sẽ gây viêm mũi.Vậy nên nên tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích (bụi, khói thuốc lá, hoá chất…) để hạn chế nguy cơ gây kích ứng, viêm phổi và đường hô hấp.

- Quan tâm điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, điều trị các khối u vòm mũi họng, các bệnh toàn thân.

- Giải quyết các bất thường về giải phẫu mũi xoang (vẹo vách ngăn, xoang hơi

cuốn giữa, quá phát mỏm móc, bóng sàng).

- Nạo VA quá phát.

- Chú ý đến việc phòng tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên: hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh, rửa tay đúng cách trước mỗi bữa ăn, giữ ấm cơ thể đặc biệt là đường thở.

- Một điều cũng rất quan trọng mà bạn cần chú ý đó là cần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để có đủ sức đề kháng chống lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

Để giúp tăng cường hệ miễn dịch nhanh và hiệu quả bạn có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm hỗ trợ Alpikol – Siro hỗ trợ tăng sức đề kháng. Siro tăng sức đề kháng Alpikol là một loại thực phẩm chức năng dạng dung dịch siro, thành phần được chiết xuất từ thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, là sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu (EU-GMP) của tập đoàn Dược phẩm Alpen (Thụy Sĩ). Sản phẩm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống lại sự tấn công của một số vi khuẩn, virus gây bệnh.

Siro tăng sức đề kháng Alpikol ở dạng nước có vị ngon nên rất dễ uống, dễ sử dụng, rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn, hơn nữa còn hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp.

Khác với các sản phẩm khác trên thị trường, Alpikol chứa đến 3 thành phần nguồn gốc thảo dược từ Châu Âu, mang đến hiệu quả kép trong hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Chính vì vậy, Alpikol đã tạo nên những công dụng rất đáng chú ý như sau:

  • Hỗ trợ tăng cường miễn dịch “kép”: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thích ứng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ và gia đình.
  • Giúp chống lại tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) giúp giảm đáng kể số đợt bệnh trong năm.
  • Giúp phục hồi nhanh hơn gấp 2.5 lần khi bị cảm, cúm so với không dùng sản phẩm.
  • Hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng cảm, cúm thông thường: ho, đau họng, sốt, sổ mũi,...

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm hỗ trợ Alpikol– siro tăng sức đề kháng ở đây nhé.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về bệnh viêm xoang đặc biệt là cách phòng tránh căn bệnh “đau đầu” này đã quấy rầy cuộc sống của chúng ta.

Nguồn tham khảo

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng của Bộ Y tế (2015)