CÓ MỘT NỖI SỢ GỌI TÊN LÀ VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM

28/11/2021
CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC SỨC KHỎE VÀNG FPL

    Mình vẫn còn nhớ cái cảm giác lần đầu tiên con chỉ vào tai và kêu mẹ ơi, con đau quá. Điều này khiến mình rất bối rối và lo lắng cho bé. Có lẽ nhiều mẹ cũng như mình lần đầu thấy con như vậy đều rất lo lắng chưa biết xử lý như thế nào. Các mẹ hãy hết sức chú ý đây có thể là một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm tai giữa – một trong những bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh nhiễm trùng ở tai. Tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng làm cho trẻ đau và rất khó chịu ở tai, chán ăn, mệt mỏi...và khóc. Chính vì vậy hãy cùng mình tìm hiểu thêm những thông tin cần thiết về bệnh viêm tai giữa để có cách xử trí phù hợp nhé.

 Viêm tai giữa ở trẻ em là vì sao?

    Viêm tai giữa ở trẻ em là sự tổn thương và nhiễm trùng xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc bị tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường, thường đi kèm với nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa thường phát sinh nhiều bệnh lý tai - mũi - họng nên các mẹ chú ý xem con mình có dấu hiệu đau ốm nào không nhé. Viêm tai giữa ở trẻ em nếu các mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời, dứt điểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nghe kém, viêm xương chũm tai, thậm chí thủng màng nhĩ... Bệnh này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ do các nguyên nhân sau:

    Khi trẻ còn nhỏ hệ miễn dịch chưa được phát triển đầy đủ dẫn đến sức đề kháng của trẻ còn kém nên không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra vào giai đoạn này cấu trúc, chức năng của tai ở trẻ chưa hoàn chỉnh. Trong đó có ống thính giác là nơi kết nối tai trong với mặt sau của cổ họng, cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Ống thính giác ở trẻ ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc hơn. Khi ống này bị tắc, các chất thải không thể thoát ra ngoài và dẫn đến vi khuẩn bị kẹt lại bên trong tai, gây nên tình trạng nhiễm trùng.

    Một điều nữa các mẹ hãy để ý trong trường hợp con bị sổ mũi lâu ngày, ho lâu ngày hoặc viêm họng thường là bị viêm đường hô hấp trên nhưng chưa được chữa trị triệt để. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dễ khiến trẻ bị viêm tai giữa đấy các mẹ. Vì như trên mình giải thích, tai mũi họng có cấu tạo liên quan chặt chẽ với nhau.

 Triệu chứng và dấu hiệu khi bị viêm tai giữa ở trẻ em

        Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có những triệu chứng rất điển hình các mẹ hãy để ý xem con mình có các dấu hiệu sau đây không nhé:

  • Đối với trẻ lớn thường bắt đầu với tình trạng trẻ kêu đau ở tai, còn với trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu và lấy tay xoa đầu, dụi hoặc kéo vành tai.
  • Trẻ kém phản ứng với âm thanh, chẳng hạn như khi các mẹ gọi to nhiều lần các con mới nghe thấy để trả lời.
  • Trẻ bị sốt, có thể sốt cao 39 - 40 độ C, quấy khóc nhiều, khó ngủ, trẻ trở nên cáu kỉnh hoặc bỏ bú do khi bé nuốt gây đau tai.
  • Trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Có mủ, dịch từ ống tai ngoài chảy ra.
  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.

    Các mẹ chú ý khi trẻ có triệu chứng sốt không rõ nguyên nhân, tiêu chảy và nôn đều phải được khám bác sĩ kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp nhé.

 Cách chăm sóc viêm tai giữa ở trẻ em

    Khi trẻ bị viêm tai giữa các mẹ hãy áp dụng chế độ chăm sóc sau cho con mình để bé nhanh khỏi mẹ yên tâm hơn:

Dùng thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em theo y lệnh của bác sĩ

 Nếu xuất hiện các triệu chứng như trên, mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ chuyên về nhi, hoặc bác sĩ chuyên về tai mũi họng để xác định viêm tai giữa hay không. Thông thường, các bác sĩ sẽ dùng đèn soi tai hoặc dùng dụng cụ nội soi tai có chiếu màn hình để quan sát và đánh giá vị trí nhiễm trùng như thế nào. Lúc này mẹ cần tuân thủ triệt để đơn thuốc của bác sĩ kê. Đồng thời nếu đơn có sử dụng kháng sinh lưu ý viêm tai giữa thường lâu lành hơn nên thường phải điều trị tối thiểu 7 ngày và theo dõi. Sau đó một điều quan trọng là ngay sau khi hết thuốc cần quay lại bác sĩ để tái khám để xem thật sự con đã hết viêm hay chưa. Và khi uống kháng sinh dài ngày mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh và thực phẩm bổ sung tăng cường sức đề kháng. Điều này sẽ giúp hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh hơn, để vượt ốm tốt hơn và tránh được việc đề kháng kháng sinh nữa các mẹ nhé.

  Ngoài ra khi trẻ bị sốt hãy chườm ấm cho trẻ, mặc quần áo mỏng, nhẹ, thấm mồ hôi. Cho trẻ ở phòng thoáng mát, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu trẻ sốt >38.5 độ C hoặc đau nhiều cách nhau 4 – 6 h, theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

 Hầu hết các trường hợp trẻ bị viêm tai giữa sẽ tự khỏi sau vài ngày chăm sóc. Tuy nhiên khi nhận thấy tình trạng nhiễm trùng của trẻ tiến triển nặng, các mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nhé. Các dấu hiệu mẹ cần biết để đưa trẻ đi khám ngay bao gồm:

  • Trẻ liên tục kêu đau, mức độ và tần suất đau tăng dần
  • Trẻ sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt không đỡ
  • Trẻ tỏ ra khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú trong thời gian dài
  • Trẻ nôn hoặc bị tiêu chảy

Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ

    Tai - mũi - họng là 3 bộ phận liên quan mật thiết với nhau, vì vậy cần vệ sinh sạch sẽ cả 3 bộ phận này khi trẻ bị viêm tai giữa nha các mẹ. Nếu tai trẻ bị chảy mủ, các mẹ nên dùng tăm bông sạch lau nhẹ nhàng, không đẩy bông quá sâu, dễ khiến tai trẻ bị tổn thương đấy. Các mẹ có thể sử dụng tăm bông tẩm nước muối sinh lý với nồng độ 0,9% để vệ sinh tai, chú ý dùng tăm bông khô lau lại lần nữa tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm. Các mẹ cũng hãy rửa mũi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý nếu lúc đó bé đang bị sổ mũi. Mũi là nơi nhạy cảm dễ bị nhiễm lạnh nên các mẹ cần làm ấm nước muối trước khi rửa để trẻ không bị cảm lạnh nhé. Bên cạnh đó các mẹ chú ý rơ lưỡi, vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ để loại bỏ các vi khuẩn tấn công qua đường miệng, với trẻ lớn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối sẽ giúp trẻ nhanh khắc phục được các triệu chứng của cảm lạnh thông thường đó các mẹ.

Chế độ ăn uống hợp lý

    Ngoài việc vệ sinh tai - mũi - họng sạch sẽ các mẹ cần áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Trẻ bị viêm tai giữa thường khó chịu, quấy khóc, người mệt mỏi, chán ăn. Vì vậy các mẹ nên chia thành nhiều bữa trong ngày để trẻ ăn được nhiều hơn và dùng thức ăn dạng dễ tiêu như cháo, súp và tránh đồ ăn nhanh hoặc cứng vì khi ăn và nuốt cũng khiến tai đau. Mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước hoa quả để cung cấp đầy đủ các khoáng chất và vitamin. Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi hãy cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn vì trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

 Cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

    Để tránh bị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thì các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau đây nhé:

  • Vệ sinh tai - mũi - họng sạch sẽ, không để nước vào tai nhất là tắm, đi bơi.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị cảm lạnh, cảm cúm,...
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là cổ, gan bàn chân khi trời lạnh hoặc khi nằm phòng điều hòa.
  • Hạn chế cho trẻ ngoáy mũi
  • Cần điều trị dứt điểm khi trẻ bị viêm họng, sổ mũi, viêm amidan
  • Cho trẻ tiêm phòng phế cầu, vắc xin ngừa cúm đúng lịch để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ em.
  • Cho trẻ bú mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng, theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: Các mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc, khói bụi.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

Ngoài việc áp dụng một số biện pháp phòng ngừa trên, các mẹ có thể cân nhắc bổ sung sản phẩm hỗ trợ Alpikol – Siro hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Siro tăng sức đề kháng Alpikol là một loại thực phẩm chức năng dạng dung dịch siro, thành phần được chiết xuất từ thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, là sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu (EU-GMP) của tập đoàn Dược phẩm Alpen (Thụy Sĩ). Sản phẩm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống lại sự tấn công của một số vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

    Siro tăng sức đề kháng Alpikol được bào chế dạng nước, tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn, giúp trẻ dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn, hạn chế ốm vặt, hạn chế mắc các bệnh đường hô hấp nữa đấy các mẹ.  

    Khác với các sản phẩm khác trên thị trường chỉ có 1 thành phần tăng sức đề kháng thì Alpikol có đến 3 thành phần vì vậy tạo nên những công dụng rất đáng chú ý như sau:

  • Hỗ trợ tăng cường miễn dịch “kép”: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thích ứng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ và gia đình.
  • Giúp chống lại tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) giúp giảm đáng kể số đợt bệnh trong năm.
  • Giúp phục hồi nhanh hơn gấp 2.5 lần khi bị cảm, cúm so với không dùng sản phẩm.
  • Hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng cảm, cúm thông thường: đau họng, sốt, ho, sổ mũi...

       Trên đây là một số thông tin cần thiết về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em, hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ có được kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho con yêu của mình nhé.

Các mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm hỗ trợ Alpikol - siro tăng sức đề kháng ở đây nhé:  

https://alpikol.vn/