Bỏ túi típ chăm sóc trẻ bị viêm mũi khi thời tiết trở lạnh

02/12/2021
CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC SỨC KHỎE VÀNG FPL

Giai đoạn này thời tiết đang vào giao mùa, mưa dài ngày rồi nắng. Tình trạng ẩm ướt, lạnh lạnh với độ ẩm cao là điều kiện cho các vi khuẩn, virus hoạt động mạnh. Điều này khiến cho trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh vì sức đề kháng chưa hoàn thiện, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Thường gặp nhất là trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi liên tục, đó là những triệu chứng của tình trạng viêm mũi. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến sinh hoạt của bé ví dụ như ngạt mũi khiến bé khó nuốt dẫn đến biếng ăn và khó thở khi nằm ngủ... Khi các con cứ bị sụt sịt sổ mũi hoài như vậy, sẽ khiến các mẹ lo lắng và không biết làm cách nào để giúp con nhanh khỏi. Các mẹ hãy cùng mình tìm hiểu về triệu chứng bệnh viêm mũi, phải làm gì khi bé của mình bị viêm mũi và cách phòng bệnh này nhé.

 Trẻ bị viêm mũi có triệu chứng như thế nào?

Viêm mũi là tình trạng viêm niêm mạc của hốc xoang gây ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi mủ, kèm theo ho. Phần lớn nguyên nhân là do virus các mẹ nhé. Đầu tiên virus gây bệnh lây nhiễm vào mũi và xoang, tiếp theo đó mũi sẽ tiết ra chất nhầy, giúp virus chảy từ mũi vào xoang. Sau hai hoặc ba ngày, với sự đáp ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ làm cho chất dịch thay đổi thành màu trắng hay màu vàng.

Khi bị viêm mũi trẻ rất dễ bị ngạt mũi (người lớn cũng bị như vậy đấy), nhiều trẻ thở ra cả bong bóng nước mũi. Vì ngạt mũi nên trẻ phải dùng miệng để hít thở khiến cho trẻ vô cùng khó chịu, quấy khóc, không ngủ được và mệt mỏi, chán ăn gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm, để bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến những biến chứng khi virus gây bệnh đi xuống đường hô hấp dưới như viêm phổi hoặc đi lên tai gây viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp đấy các mẹ. Vì vậy các mẹ không nên chủ quan nhé, các mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện bất thường của con và kịp thời xử lý ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng.

Ngoài các triệu chứng điển hình như ngạt mũi kèm theo chảy mũi nước trong hoặc mũi nhầy và ho thì các mẹ cũng nên lưu ý một số triệu chứng khác như sốt dao động trên dưới 37,5oC, trẻ khó chịu, quấy khóc, kém ăn, có khi nôn,...

 Tại sao trẻ bị viêm mũi thường xuyên?

Sở dĩ trẻ em là đối tượng dễ bị viêm mũi là do niêm mạc mũi ở trẻ em rất nhiều mạch máu, nhiều hơn so với người lớn nên rất dễ bị nhiễm trùng và phù nề gây tắc, nghẹt mũi góp phần làm hẹp hoặc tắc nghẽn đường thở trong mũi, gây khó thở và khó bú. Chính vì vậy nhiều trẻ thường xuyên bị mắc viêm mũi nhiều đợt trong năm. Hơn nữa hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện nên sức đề kháng kém dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây cảm lạnh, cảm cúm hơn.

Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh làm cơ thể của trẻ chưa kịp thích nghi cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm mũi đó nha các mẹ. Đặc biệt khi trẻ còn nhỏ chưa tự ý thức được việc bảo vệ cơ thể nhất là tai – mũi – họng mỗi khi thời tiết trở lạnh vậy nên các mẹ cần chú ý để giữ ấm cho con nhé. Nhiều trẻ khi ngủ, mẹ đắp chăn cho cả đêm nhưng hở một tý là đã thấy bé một nơi, chăn một nơi. Do đó, mùa này mẹ nên mặc ấm nhưng thoáng 1 tý cho bé trước khi ngủ nhé.

 Mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm mũi?

Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

Nhỏ mũi cho trẻ bị viêm mũi

Hàng ngày các mẹ cần nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%  từ 3-4 lần/ ngày cho đến khi trẻ hết chảy mũi nhằm giảm sự khó chịu cho trẻ. Dung dịch này rất an toàn, giúp làm sạch mũi, làm loãng dịch mũi rất tốt. Ngoài dạng nước nhỏ mũi, các mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý dạng phun xịt để làm sạch và thông mũi cho bé để bé có thể thở dễ dàng hơn các mẹ nhé. Các mẹ lưu ý nên chọn dạng xịt hơi sương, dùng lực không mạnh như Steminar chẳng hạn do niêm mạc mũi của trẻ rất mỏng rất dễ bị tổn thương khi dùng dạng xịt thông thường. Đối với trẻ nhỏ không xì mũi được, các mẹ cần phải dùng bóng hút cao su để hút mũi cho trẻ ngày 2 lần. Với trẻ đang bị viêm mũi, lúc trước khi đi ngủ các mẹ có thể dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi để con dễ ngủ hơn.

Nếu trẻ sốt cao > 38,5 độ C

Cần hạ sốt cho trẻ bằng thuốc hạ sốt và lau ấm, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Khi lau ấm cho trẻ các mẹ chú ý nên dùng khăn bông nhúng nước ấm, vắt kiệt nước và lau khắp người cho trẻ. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, giữ không khí trong phòng thoáng nhưng tránh gió lùa. Nhớ theo dõi nhiệt độ thường xuyên cho trẻ nữa các mẹ nhé. Một số sách vở dùng từ lau mát nhưng thực tế chúng ta thực hành lâu ấm các mẹ nhé.

Giữ ấm cho trẻ bị viêm mũi

Các mẹ cần giữ ấm cơ thể cho con khi thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực và mũi, nên tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm. Có thể cho trẻ hít hơi từ bát nước nóng cũng sẽ giúp mũi của trẻ nhanh được thông thoáng hơn.

Ngoài ra, cố gắng cho trẻ uống nhiều nước ấm và nghỉ ngơi thoải mái. Điều đó sẽ giúp chất nhầy được làm loãng ra đó các mẹ.

Dùng máy sấy tóc

Cách này khá hay, các mẹ có thể dùng máy sấy tóc sấy hai vùng là vùng gáy và gang bàn chân của bé nhà mình nhé, tầm 2-3 phút. Điều này vì tại đây có các huyệt đạo liên quan đến vùng mũi, việc làm ấm những vị trí này giúp cho giảm kích thích ở mũi và giảm sổ mũi đấy ạ. Nhớ sấy đừng quá nóng vì da bé khá nhạy cảm.

 Có thể phòng ngừa viêm mũi cho trẻ không?

Như đã nói ở trên, viêm mũi xuất hiện nhiều hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột, từ nóng sang lạnh, vậy nên các mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ cho con yêu khỏi bị bệnh nhé:

- Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm đường thở, tránh cho trẻ hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột, hoặc để mũi tiếp xúc với luồng gió máy lạnh, điều hòa đều có thể làm tổn thương, làm khô niêm mạc mũi của trẻ. Một số bé tinh nghịch hay mở tủ lạnh, các mẹ cũng nên giúp bé tránh việc này nhé.

- Vệ sinh tai, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, đặc biệt khi trời lạnh cần làm ấm nước muối sinh lý trước khi rửa cho con các mẹ nhé nếu không khi nhỏ, nước lạnh sẽ gây phản ứng ngược là kích thích lạnh vào mũi.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Các mẹ nên tập cho trẻ thói quen đánh răng hằng ngày và dùng nước súc miệng để tránh các tác nhân gây bệnh qua đường miệng.

- Khi thấy tình trạng viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nhiều rau và hoa quả tươi để bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C, cùng với giấc ngủ đều, đủ giờ mỗi ngày. Bên cạnh đó, các mẹ có thể cân nhắc bổ sung sản phẩm hỗ trợ siro tăng sức đề kháng Alpikol khi bé nhà mình bị viêm mũi nhé. Siro tăng sức đề kháng Alpikol là một loại thực phẩm chức năng dạng dung dịch siro, thành phần được chiết xuất từ thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, là sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu (EU-GMP) của tập đoàn Dược phẩm Alpen (Thụy Sĩ). Sản phẩm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống lại sự tấn công của một số vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

Siro tăng sức đề kháng Alpikol được bào chế dạng nước, tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn, giúp trẻ dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn, hạn chế ốm vặt, hạn chế mắc các bệnh đường hô hấp nữa đấy các mẹ.

Khác với các sản phẩm khác trên thị trường chỉ có 1 thành phần tăng sức đề kháng thì Alpikol có đến 3 thành phần vì vậy tạo nên những công dụng rất đáng chú ý như sau:

  • Hỗ trợ tăng cường miễn dịch “kép”: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thích ứng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ và gia đình.
  • Giúp chống lại tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) giúp giảm đáng kể số đợt bệnh trong năm.
  • Giúp phục hồi nhanh hơn gấp 2.5 lần khi bị cảm, cúm so với không dùng sản phẩm.
  • Hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng cảm, cúm thông thường: đau họng, sốt, ho, sổ mũi,...

Trên đây là một số thông tin cần thiết về bệnh viêm mũi ở trẻ em, hy vọng bài viết có thật nhiều kiến thức hữu ích để giúp các mẹ để bảo vệ sức khỏe cho con yêu của mình nhé.

Các mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm hỗ trợ Alpikol – siro tăng sức đề kháng ở đây nhé.