Quả cơm cháy

01/06/2021
Alpikol

Quả cơm cháy

Tên gọi khác: quả cơm cháy đen, elderberry, thuốc mọi, sốc dịch, tiếp cốt thảo

Tên khoa học: Sambucus nigra

 Quả cơm cháy – hỗ trợ tăng cường hệ sức đề kháng - không đơn thuần chỉ là thực phẩm

Cây cơm cháy thuộc họ Adoxaceae (Moschatel) được trồng nhiều ở Châu Âu, Tây Bắc Phi, Tây Nam Á và Tây Bắc Mỹ, là một trong những cây thuốc được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt ở California với tên gọi Black Elderberry. Theo truyền thống, người Châu Âu cổ xưa sử dụng cây cơm cháy để điều trị sốt và thấp khớp, trong khi người Ai Cập cổ đại sử dụng nó để cải thiện làn da và chữa lành vết bỏng. Ngày nay, cơm cháy thường được dùng làm chất bổ sung để tăng sức đề kháng, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Ngoài ra, cây cơm cháy còn được sử dụng như một loại đồ ăn, nguyên liệu làm mứt, chất bảo quản. Trong đó, quả cơm cháy được sử dụng chủ yếu trong ngành thực phẩm và dược phẩm.

 

Quả cơm cháy có công dụng gì trong y học?

Quả cơm cháy rất giàu chất dinh dưỡng với thành phần carbohydrate, protein, chất béo, axit béo, axit hữu cơ, khoáng chất, vitamin và tinh dầu. Thành phần polyphenol trong quả cơm cháy được biết đến với hoạt tính chống oxy hóa, và là nhóm hợp chất hoạt tính sinh học quan trọng nhất với nồng độ tương đối cao. Hoạt tính chống oxy hóa cao của quả cơm cháy có liên quan đến khả năng chữa bệnh của chúng. Trong những năm gần đây, dịch chiết quả cơm cháy cũng được phát hiện có khả năng kháng khuẩn, chống vi rút chống trầm cảm, chống u và hạ đường huyết, đồng thời làm giảm nồng độ chất béo và lipid trong cơ thể. Tuy nhiên, quả cơm cháy cũng chứa glycoside cyanogenic có khả năng gây độc. Ngày nay, các sản phẩm chiết xuất từ quả cơm cháy ra đời ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu sử dụng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.  Vì vậy, các sản phẩm chiết xuất từ quả cơm cháy được kiểm soát và chiết xuất ở những Nhà máy đạt chuẩn là cần thiết.

 

 Tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch

Chiết xuất quả cơm cháy có khả năng tham gia điều hòa các cơ chế miễn dịch ở cả cơ thể khỏe mạnh và trong trường hợp nhiễm bệnh. Chiết xuất quả cơm cháy kích thích sản xuất các cytokine tiền viêm IL-1β, IL-6, IL-8 và TNF-α (yếu tố hoại tử khối u) cũng như cytokine chống viêm IL-10. Nồng độ IL-1β, yếu tố gây ra tình trạng viêm lâu dài trong các bệnh mãn tính, dẫn đến tổn thương cơ quan nội tạng, giảm hơn 50% dưới ảnh hưởng của polyphenol có nguồn gốc từ quả cơm cháy. Trong một nghiên cứu khác, polyphenol trong quả cơm cháy làm tăng khả năng miễn dịch ở chuột mắc bệnh tiểu đường thông qua tăng số lượng tế bào lympho.

 

 Kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm

Cây cơm cháy là một loại cây nổi tiếng với khả năng hỗ trợ điều trị cúm và cảm lạnh, thể hiện khả năng kháng vi-rút và kháng khuẩn. Chiết xuất hoa cơm cháy ở nồng độ 252 g / mL đã ức chế vi rút cúm A (H1N1) nhờ vào sự liên kết trực tiếp của hợp chất polyphenolic với virus H1N1, ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào tế bào, ức chế sự lây nhiễm. Mặt khác, chiết xuất quả cơm cháy có hiệu quả trong giai đoạn đầu của quá trình sao chép, liên kết và sự xâm nhập của virus vào tế bào. Rubini - sản phẩm thương mại chiết xuất từ cơm cháy cho thấy khả năng ức chế sự lan truyền của vi rút cúm A và B, vi khuẩn Streptococcus pyogenes gram dương, Streptococcus nhóm G và Streptococcus nhóm C, và vi khuẩn Branhamella catarrhalis gram âm gây nhiễm đường hô hấp trên. Ngoài ra, chiết xuất từ quả cơm cháy cũng thể hiện đặc tính kháng khuẩn liên quan đến các mầm bệnh tại bệnh viện, bao gồm cả kháng methicillin S. aureus.

 

 Tác dụng chống oxy hóa

Cây cơm cháy là một nguồn polyphenol tự nhiên dồi dào. Vì vậy, các chế độ ăn uống chứa lá, quả, hoa cơm cháy có thể giúp chống lại sự hình thành và các tác động bất lợi của stress oxy hóa đối với cơ thể con người. Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu in vitro chứng minh cho tác động chống oxy hóa của hoa, lá, quả và dịch chiết của loài này.

Các nghiên cứu đã đưa đến những kết quả chứng minh, dịch chiết từ quả của cây cơm cháy có tác dụng loại bỏ các gốc tự do như gốc DPPH., NO., HO., ROO., gốc anion O2., gốc cation ABTS. và ức chế quá trình peroxy hóa của acid α-linolenic.

 

 Tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch

Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng có lợi khi sử dụng quả cơm cháy đối với huyết áp, giảm stress oxy hóa, tăng hoạt động của các enzym chống oxy hóa trong huyết tương, bao gồm glutathione (GSH) và giảm nồng độ axit uric (UA), liên quan đến bệnh lý cao huyết áp và các thay đổi trong hệ tim mạch. Đặc biệt, thành phần polyphenol có khả năng làm chậm quá trình oxy hóa LDL cholesterol (cholesterol xấu) giúp làm giảm nồng độ lipid trong máu và giảm cholesterol, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.

 

 Tác dụng trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Đái tháo đường thường đi kèm với các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và dễ gây ra những thay đổi trong hệ thống mạch máu, tổn thương các cơ quan nội tạng. Trong điều trị đái tháo đường, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, các thực phẩm giàu polyphenol như quả cơm cháy được đánh giá cao. Kết quả nghiên cứu in vivo (nghiên cứu trên sinh vật sống) cho thấy khả năng hạ đường huyết, duy trì chỉ số đường huyết cũng như giảm nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường khi sử dụng quả cơm cháy là đáng kể thông qua cơ chế gia tăng fibrinogen, giảm quá trình oxy hóa lipid. Ngoài ra, quả cơm cháy có khả năng gia tăng chuyển hóa hấp thu glucose ở cơ (GU) và tăng tiết insulin giúp phòng ngừa và điều trị đái tháo đường.

 

 Giúp ngăn ngừa béo phì

Một vài nghiên cứu đã cho thấy sự giảm trọng lượng cơ thể và cải thiện các chỉ số về chỉ số khối cơ thể (BMI) ở những người tình nguyện khỏe mạnh với chế độ ăn được bổ sung thêm quả cơm cháy. Hàm lượng chất béo được nghiên cứu giảm trung bình 1%, có sự cải thiện về thể chất và tinh thần ở những người ăn kiêng.

 

 Điều trị ung thư

Các nghiên cứu về khả năng chống ung thư của quả cơm cháy đã cho thấy rằng, chiết xuất từ quả và lá cơm cháy đã ức chế vừa phải sự phát triển của khối u trong thử nghiệm cảm ứng khối u đĩa đệm ở khoai tây, và bệnh bạch cầu. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra các polyphenol (ví dụ, quercetin, proanthocyanidins) và có thể là sesquiterpenes, phytosterol cũng như iridoid glycoside monoterpenes có khả năng ức chế sự phát triển của các khối u.

 

 Khả năng ngăn ngừa UV

Polyphenol trong quả cơm cháy có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tia UV và những hậu quả tiêu cực của nó. Các chiết xuất từ ​​quả cơm cháy đã được sử dụng để sản xuất nhũ tương bảo vệ chống lại bức xạ mặt. Hoa cơm cháy là chất chất chống oxy hóa thường được thêm vào mỹ phẩm, không bị phân hủy dưới ảnh hưởng của UVR.

 

 Giúp lợi tiểu

Chất chiết xuất từ nước của quả cơm cháy (50 mg/ kg) có khả năng lợi tiểu tương tự hydrochlorothiazide.

 

Siro quả cơm cháy

Chiết xuất quả cơm cháy hiện đang được bào chế dưới dạng siro.

Nguồn tham khảo: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1756464614002400

Sản phẩm với thành phần chiết xuất quả cơm cháy được sử dụng nhằm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng bảo vệ sức khỏe bé và gia đình, giúp giảm các triệu chứng đầu tiên của bệnh cảm do nhiễm vi khuẩn, virus.

 Hãy để Chuyên gia Alpikol chăm sóc sức khỏe của bạn!