Nguyên nhân làm giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ?

09/08/2021
Alpikol Editor

Vấn đề sức khỏe cho con trẻ luôn được các gia đình, đặc biệt là các bà mẹ dành sự quan tâm lớn. Và trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại càng quan trọng hơn.

Tuy vậy, có nhiều bà mẹ vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề này nên chưa có những giải pháp cụ thể dành cho trẻ. Đó cũng chính là lý do nhiều trẻ nhỏ bị giảm sức đề kháng. Vậy liệu nguyên nhân làm giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ là do đâu? Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ một cách tối ưu?

1. Việc tăng cường sức đề kháng ở trẻ nhỏ có ý nghĩa thế nào?

Theo nghiên cứu, sức đề kháng chính là một màn chắn giúp cơ thể chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, sức đề kháng còn đóng một vai trò quan trọng đối với sự hoàn thiện; phát triển sau này của các trẻ nhỏ.  

 

Thật không khó để lý giải tại sao trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn những đối tượng khác. Đơn giản vì lúc này, hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn đang cần được bảo vệ. Nó chưa đủ sự hoàn thiện toàn diện để chống lại những tác nhân ảnh hưởng xung quanh. Nếu không được tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả, trẻ sẽ dễ bị bệnh ở bất cứ giai đoạn nào. Vì thế, khi có sự giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ, các mẹ cần phải nhận biết . Đồng thời, phải có kế hoạch giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Việc giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ là một điều không mấy tích cực. Vì sức đề kháng là “người bảo vệ” giúp trẻ chống lại các virus, vi khuẩn; những nguồn lây ra các bệnh lý khác nhau như: bệnh ho sốt, cảm cúm, viêm họng… thông thường. Hiểu được vấn đề này, các mẹ cần nhận định rõ về tầm quan trọng của việc tăng cường sức đề kháng ở trẻ nhỏ. Và hơn hết, phải phát hiện ra được các biểu hiện của việc giảm sức đề kháng ở trẻ. Đây là bước đầu trong việc tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm tăng cường sức đề kháng ở trẻ nhỏ.

2. Giảm sức đề kháng ở trẻ  - Những biểu hiện cụ thể

2.1. Trẻ dễ bị ốm

Các kháng thể trong thời kỳ đầu của trẻ hầu như được kích sản sinh từ nguồn dinh dưỡng sữa mẹ là chủ yếu. Do vậy, hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Nó cần thời gian và phải nằm trong mối tương quan với các cơ chế khoa học bảo vệ sức khỏe khác.

 

Đó là lý do, trẻ thường khó tránh khỏi việc nhạy cảm với những thay đổi bên ngoài. Với những trẻ có hệ miễn dịch kém (tức là có ít khả năng đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài) thì sẽ hay bị ốm hơn. Khi hệ miễn dịch có sự suy giảm thì các bé dễ bị ốm hơn. Và tất nhiên, tùy theo thể trạng riêng biệt mà tình trạng bệnh cũng có những diễn biến khác nhau. Những bệnh thông thường chứng tỏ sự suy giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ là các bệnh đường hô hấp như: ho sốt, sổ mũi, viêm họng,...

Chính vì vậy, nếu trẻ thường xuyên có những dấu hiệu kể trên, các mẹ cần biết rằng có khả năng cao trẻ nhà mình đã bị suy giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ. Hãy quan tâm và chú ý đến trẻ! Vì việc suy giảm sức đề kháng ở trẻ sẽ tạo ra môi trường cho những tác nhân gây hại phát triển mạnh mẽ hơn. Trẻ có thể sẽ đối mặt với những bệnh lý nghiêm trọng hơn đối với sức khỏe.

2.2. Biếng ăn

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với bất kỳ đứa trẻ nào. Đặc biệt đối với các bé đang trong giai đoạn phát triển thì chế độ dinh dưỡng lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu trẻ có những dấu hiệu như biếng ăn, chán ăn thì cũng có thể, sức đề kháng của bé đang không ổn định. Cụ thể, khi sự suy giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ xảy ra, trẻ dễ mệt mỏi, dễ bị bệnh. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ biếng ăn, chán ăn.

Chưa xét đến việc trẻ có bị giảm sức đề kháng hay không; nhưng nếu không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết theo khung giờ ăn tiêu chuẩn, trẻ sẽ không thể phát triển toàn diện được. Đó lại là điều kiện tốt cho những mầm bệnh xung quanh có cơ hội sinh sôi. Vì vậy, khi thấy con trẻ có những dấu hiệu biếng ăn, các mẹ cần xem xét; theo dõi kỹ lưỡng tình trạng của trẻ. Đó có thể là biểu hiện của việc giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ rất đáng được quan tâm.

2.3. Tình trạng mất nước

Nước chiếm đến 70 - 75% đối với cơ thể của trẻ nhỏ. Mất nước không chỉ gây ra sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể; mà còn khiến cho tình trạng sức khỏe trở nên tệ hơn. Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe của người lớn. Mà ngay cả với trẻ con, nước cũng là một thành phần không thể thiếu cần được bổ sung hàng ngày. Vì nước chiếm tới 65% thể trọng cơ thể người lớn và tới 70 – 75% đối với trẻ nhỏ.

Một đứa trẻ nếu có biểu hiện mất nước hay không uống đủ nước cũng cho thấy sự gia giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ. Tương tự như việc ăn uống, khi giảm sức đề kháng ở trẻ xảy ra, việc hấp thụ trở nên khó khăn hơn. Cụ thể, các biểu hiện đó có thể là: tình trạng da của trẻ bị khô, bong tróc, niêm mạc môi lưỡi trẻ khô. Ngoài ra, trẻ có thể liên tục khát nước; số lần đi tiểu cũng ít hơn,... Thoạt nhìn có vẻ không có gì là vấn đề nhưng nếu diễn tiến lâu dài, tình trạng sức khỏe của trẻ sẽ bị tác động lớn.

2.4. Hệ tiêu hóa kém - Dấu hiệu quan trọng

Một trong những dấu hiệu quan trọng khác cho thấy giảm sức đề kháng ở trẻ là tình trạng tiêu hóa kém; khả năng hấp thụ dinh dưỡng thấp.

 

Cụ thể, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, mắc các bệnh về đường ruột khác nhau. Điều này dễ hiểu cho hệ miễn dịch lẫn hệ tiêu hóa của trẻ đang bị ảnh hưởng bởi sự giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ. Tình trạng đi ngoài phân sống sẽ diễn ra nhiều hơn. Đồng thời, các hoạt động thể chất; tinh thần của trẻ cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Việc cần làm lúc này là các mẹ phải thật sự quan tâm; nhận ra được đó chính xác là những dấu hiệu cho thấy giảm sức đề kháng ở trẻ. Từ đó, có những cách thức giúp trẻ nhà mình cải thiện tình trạng và có một sức khỏe tốt hơn.

2.5. Biểu hiện từ những vết thương

Ngoài những dấu hiệu trên thì biểu hiện của những vết thương lâu lành cũng cho thấy tính trạng về sức đề kháng của trẻ. Theo nhiều chuyên gia y tế cho biết, thời gian lành vết thương là một trong những yếu tố đánh giá tình trạng hệ miễn dịch khá chính xác. Nếu trẻ có những vết thương nhỏ, hở nhưng lâu lành; hay tình trạng không có sự ổn định thì có thể kết luận trẻ đang bị giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, sức đề kháng kém còn làm các trẻ trở nên mệt mỏi; lúc nào cũng rơi vào trạng thái không năng lượng. Dường như trẻ mất đi sự hào hứng vốn có; luôn có những biểu hiện khó chịu. Khi ấy, gia đình, các mẹ phải thật sự quan tâm để nhận biết;  kịp thời tìm ra các giải pháp hiệu quả cho trẻ. Việc tìm ra nguyên nhân sớm sẽ giúp các mẹ biết được đâu sẽ là cách thức hữu hiệu cho tình trạng giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ.

3. Phải làm gì để tăng cường sức đề kháng ở trẻ?

Trên thực tế có nhiều giải pháp có thể giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ. Trong giới hạn bài viết này, sẽ đề cập một số giải pháp hiệu quả nhất.

3.1. Dinh dưỡng từ sữa mẹ và chế độ ăn

Về dinh dưỡng từ sữa mẹ: Đảm bảo trẻ bú đầy đủ sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và kéo dài tới 2 tuổi. Đối với những trẻ lớn hơn cần có một chế độ ăn với các dưỡng chất cần thiết.

Cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ 4 phân nhóm chất dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần ăn. Đặc biệt, nên tăng cường cho trẻ ăn rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin; khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch. Đây là giải pháp thật sự hiệu quả giúp khắc phục tình trạng giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ.

 

Một trong những lưu ý quan trọng nữa trong chế độ dinh dưỡng là hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Hoặc các đồ ăn ngọt, bánh kẹo, nước ngọt… cũng cần được hạn chế tối đa. Vì theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các loại thức ăn có hàm lượng đường và chất béo cao sẽ làm suy giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây hại. Điều này thật sự không tốt và có khả năng lại làm giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ.

3.2. Bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ trong mùa Covid-19

Ngoài ra, các mẹ cần cho trẻ tham gia các hoạt động về thể chất phù hợp. Đừng cho trẻ nằm lì hay ngồi mãi một chỗ. Điều này có ý nghĩa lớn vì có thể kích thích trẻ vận động, lại giúp trẻ có tinh thần tốt hơn.

Với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện tại, các mẹ cần quan tâm trẻ nhiều hơn. Cụ thể là tuân thủ tiêm chủng (nếu có); đồng thời phải giữ gìn không gian sống cho sạch sẽ, chống ô nhiễm; luôn rửa tay cho bé với xà phòng và hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh đang mắc các bệnh truyền nhiễm xung quanh: như sởi, thủy đậu, cúm,…

Đặc biệt hơn, khi trẻ có các triệu chứng như cảm, sốt, tuyệt đối không nên tùy tiện uống các loại thuốc kháng sinh. Hãy đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để được các bác sĩ tư vấn một cách chuyên sâu nhất. Việc này có thể hạn chế được những phát sinh không mong muốn. Mặt khác, lại giúp các mẹ tìm được đâu là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ một cách chính xác.

3.3. Bổ sung Siro tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Theo nhiều chuyên gia, ngoài việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ thì các mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.. Sức đề kháng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Do vậy, trong thời gian chờ đợi này, mẹ nên giúp trẻ tăng cường sức đề kháng - hàng rào bảo vệ tự nhiên, đặc biệt trong các mùa cảm lạnh và cúm. Việc đó được thực hiện bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng như các siro hỗ trợ tăng cường sức đề kháng đúng thời điểm.

Siro tăng cường sức đề kháng Alpikol - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chuẩn Châu Âu dành cho trẻ nhỏ

Siro tăng cường sức đề kháng Alpikol là một trong những sản phẩm được giới chuyên môn tin dùng trong vấn đề tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ.

Sản phẩm Alpikol với tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu đã tạo ra cơn sốt lớn trên thị trường về một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Với sự kết hợp 3 thành phần độc đáo từ tự nhiên mang lại tác dụng bảo vệ hiệp đồng. Nhờ tác dụng hỗ trợ của 3 thành phần này, cơ thể sẵn sàng chiến đấu với các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn, virus, và đặc biệt trong các thời điểm giao mùa.

Các thành phần hoàn toàn tự nhiên như: cây cơm cháy (Sambucus nigra); Yestimun®; rễ cây Quỳ thiên trúc Châu Phi (Pelargonium sidoides), hàng rào bảo vệ tự nhiên của hệ thống miễn dịch luôn sẵn sàng cho những thách thức mỗi ngày. Đồng thời, Siro tăng cường sức đề kháng Alpikol đang trở thành người bạn đáng tin cậy của nhiều bà mẹ trong việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ.

Lời kết

Sức đề kháng thật sự có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Mong rằng với những chia sẻ từ bài viết, các mẹ sẽ có những thông tin bổ ích về các dấu hiệu nhận biết giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ. Đồng thời, có những giải pháp thật sự thiết thực đối với con trẻ.

Hãy xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp; một lối sống khoa học tuân thủ những quy định bảo vệ trong mùa Covid-19. Đặc biệt, hãy bổ sung cho trẻ siro tăng cường sức đề kháng để đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện nhất.