Bức tranh về hệ miễn dịch hình thành từ trong bào thai, những năm đầu đời, trưởng thành và về già

08/08/2021
Alpikol Editor
Hệ miễn dịch hình thành và phát triển cùng với quá trình tiến hóa của loài người. Hơn 1600 gen liên quan đến các phản ứng miễn dịch bẩm sinh (tự nhiên) và miễn dịch thích ứng (thích nghi) [1]. Những gen này có tầm quan trọng rất lớn đến sự sinh tồn và duy trì sự sống. Bài viết sau đây sẽ mô tả một bức tranh tổng thể về sự hình thành, thay đổi của hệ thống miễn dịch trong suốt cuộc đời từ lúc còn trong bào thai, những năm đầu đời, giai đoạn phát triển, trưởng thành và kết thúc bằng sự suy giảm ở tuổi già. Những thay đổi này được xem xét cùng với rủi ro mắc các bệnh về hệ miễn dịch liên quan đến nhiễm trùng, bệnh tự miễn dịch và các căn bệnh mãn tính, ác tính khác.
 
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học Oxford (Anh) [2], về sự hình thành phát triển của hệ miễn dịch ở người từ sơ sinh đến tuổi già, cho thấy:

Hệ miễn dịch hình thành trong bào thai và những năm đầu đời

Khi còn nằm trong tử cung của mẹ, hệ thống miễn dịch của thai nhi đã bắt đầu hình thành và vai trò quan trọng của hệ miễn dịch là giúp chống lại các chất gây dị ứng của mẹ. Sau khi sinh, việc trẻ đột ngột tiếp xúc với rất nhiều các kháng nguyên ngoài môi trường, trong số đó, phần lớn có nguồn gốc từ vi khuẩn đường ruột, đòi hỏi hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh cần thay đổi nhanh chóng để tạo ra các phản ứng miễn dịch riêng biệt thích hợp cho giai đoạn đầu đời.
Hệ thống miễn dịch bẩm sinh cung cấp một tuyến phòng thủ đầu tiên sớm chống lại các mầm bệnh xâm nhập. Các tế bào liên quan là bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào và tế bào đuôi gai, tất cả đều tương tác với hệ thống miễn dịch thích ứng. Những tế bào này phát triển và trưởng thành trong suốt thời kỳ bào thai, nhưng mỗi thời điểm khác nhau thì chức năng của các tế bào hệ miễn dịch bẩm sinh cũng khác nhau. Những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất non yếu so với lúc trưởng thành.
Bạch cầu trung tính (cảm tử quân của anh em nhà miễn dịch) hiện diện vào cuối thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên và tăng nhanh về số lượng ngay trước khi sinh. Số lượng của chúng sau đó trở lại mức ổn định trong vòng vài ngày, nhưng chúng thể hiện chức năng diệt khuẩn yếu, phản ứng kém với các kích thích viêm. Trẻ sơ sinh và đặc biệt là trẻ sinh non thì chức năng của bạch cầu trung tính còn kém, do đó rất dễ nhiễm trùng.
Giai đoạn này trẻ được bảo vệ bằng lượng kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai và nguồn sữa mẹ. Việc cho con bú sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh và khả năng bảo vệ chống lại bệnh tật suốt đời. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu tiên và kéo dài trong những năm đầu tiên.

Trẻ từ 1 – 3 tuổi, hệ miễn dịch cần được chăm sóc và thực hiện tiêm chủng đầy đủ

Tiếp tục cho con bú sữa mẹ đến 2 tuổi mang lại những lợi ích liên tục trong việc xây dựng khả năng miễn dịch của trẻ. Giai đoạn này, hệ miễn dịch bé còn non yếu, do vậy, trẻ cần được bảo vệ bằng sự săn sóc kỹ lưỡng của gia đình và đặc biệt là lịch tiêm chủng đầy đủ, phương cách giúp sức đề kháng của bé ở tình trạng được kích hoạt, chống lại các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Do vậy, hãy tuân thủ lịch tiêm chủng, hỏi ý kiến bác sĩ/ Chuyên gia y tế, chế độ dinh dưỡng khoa học cân bằng, và tạo một môi trường gia đình yên bình, vui vẻ, giảm sự căng thẳng cho con là các cách để chăm sóc sức khỏe miễn dịch của bé.

Trẻ từ 3 – 10 tuổi, hệ miễn dịch hình thành khỏe mạnh giúp bé phát triển toàn diện

Lúc này, trẻ đã có một hệ thống tế bào T nhớ để bảo vệ bé tránh khỏi những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm (nhận được từ chương trình tiêm chủng), nhưng giai đoạn này các tế bào miễn dịch của bé vẫn chưa trưởng thành.
Từ lứa tuổi mầm non, để phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và các kỹ năng vận động, kể cả ở trường và gia đình, bé thường được khuyến khích tham gia các chương trình thực tế, rèn luyện kỹ năng chạy nhảy, đạp xe, bóng rổ, bóng đá,... Như vậy, sự tiếp xúc với vi khuẩn, virus là điều không thể tránh khỏi. Và bé cần được chăm sóc sức khỏe miễn dịch một cách khoa học, để đảm bảo sự phát triển toàn diện, tăng khả năng bảo vệ cơ thể suốt đời.
Theo nghiên cứu, trẻ dưới 5 tuổi là một trong những đối tượng có nguy cơ cao nhất dễ nhiễm bệnh cúm theo mùa, đặc biệt là vào thời điểm thu đông.

Người trưởng thành, tầm quan trọng của hệ miễn dịch được thể hiện sẵn sàng đảm nhận trọng trách

Ở người trưởng thành, hệ thống miễn dịch đã được chăm sóc kỹ lưỡng trước đó làm nền tảng cho một thể lực dẻo dai, tập trung cho lao động và sáng tạo. Tuy nhiên, sức khỏe miễn dịch luôn cần được chăm sóc và tu dưỡng để giúp cơ thể phòng ngừa các căn bệnh mãn tính, và phòng ngừa sự nhiễm vi khuẩn, virus ở những môi trường nguy cơ cao (đặc biệt là dịch bệnh).
Theo nghiên cứu, tầm quan trọng của hệ miễn dịch có quan hệ mật thiết trong nhiều cơ chế ảnh hưởng đến các bệnh mãn tính. Việc chứng minh có sự liên quan giữa chức năng hệ thống miễn dịch và nhiều căn bệnh mãn tính là một tiến bộ quan trọng của nghiên cứu y sinh trong thập kỷ qua.
Đối với nhiều bệnh rối loạn chuyển hóa thì hoạt động của hệ miễn dịch đã bị thay đổi, đặc trưng là tình trạng dễ viêm nhiễm. Các nghiên cứu liên quan giữa bệnh về hệ miễn dịch đến ung thư, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột, hen suyễn, bệnh tiểu đường đa xơ cứng, bệnh tim và những bệnh khác không chỉ giúp hiểu được căn nguyên của bệnh, mà còn giúp đề xuất các liệu pháp mới tác động tích cực đến bệnh nhân, giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và nguy cơ tử vong.

Khi lớn tuổi, hãy bảo vệ hệ miễn dịch của người già đang suy giảm

Khi tuổi càng cao, hệ thống miễn dịch sẽ trải qua quá trình tu sửa và suy giảm sâu sắc, tác động lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của con người  [3] [4]
Sự lão hóa miễn dịch này khiến người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus và vi khuẩn. Theo kết quả nghiên cứu của TS Yoshikawa (Nhật Bản), tỷ lệ tử vong khi mắc các bệnh nhiễm trùng này ở bệnh nhân cao tuổi cao hơn ba lần so với bệnh nhân trẻ tuổi [5]. Và ở các nước phát triển, bệnh truyền nhiễm vẫn là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ tư ở người cao tuổi. Hơn nữa, các rối loạn trong hệ miễn dịch của người già (bệnh về hệ miễn dịch) đã làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm, góp phần gây ra các bệnh khác của tuổi già: ung thư, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ [6]
Trạng thái trầm cảm, lo lắng, buồn ngủ, mệt mỏi không rõ nguyên nhân có mối quan hệ mật thiết với mức độ đáp ứng của cytokine, là biểu hiện của suy giảm miễn dịch.

Trong mùa cúm thông thường, khoảng 90% số ca tử vong quá mức xảy ra ở những người trên 65 tuổi. Hơn nữa, sự lão hóa miễn dịch cũng dẫn đến sự kích hoạt trở lại của các vi rút tiềm ẩn, chẳng hạn như vi rút varicella-zoster, gây ra bệnh zona và đau dây thần kinh mãn tính.

Hệ miễn dịch hình thành có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng là điều dễ hình dung nhất, nhưng bên cạnh đó, tầm quan trọng của hệ miễn dịch trong việc như tiêu diệt các tế bào lạ bên trong cơ thể cũng cần thiết không kém, đặc biệt là ở giai đoạn về già, khi khả năng này suy giảm thì việc tiến triển các căn bệnh ung thư trở nên dễ dàng hơn.

Kết luận

Nhìn một cách tổng thể, hệ miễn dịch của người già và hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh sẽ có những nét tương đồng, trong đó, hoạt động kháng khuẩn của bạch cầu trung tính và đại thực bào giảm, giảm sự trình bày kháng nguyên của DC và hoạt động tiêu diệt của tế bào Natural killer cũng giảm, và phản ứng của tế bào lympho thích ứng phần nào cũng không hoàn hảo như người trưởng thành. Do đó, trẻ sơ sinh, trẻ độ tuổi từ 3 -10 và người già thì khả năng tự đối phó với một bệnh nhiễm virus điển hình như cúm sẽ thấp hơn, trong khi cơ thể người trưởng thành (không mang thai) dường như được trang bị hoàn hảo cho thử thách này.
Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe miễn dịch phát triển một cách kỹ lưỡng, khoa học trong thời thơ ấu, sẽ giúp giai đoạn trưởng thành có được trí nhớ miễn dịch được tích lũy đầy đủ, đảm bảo sự khỏe mạnh để đảm trách những việc quan trọng. Và khi lớn tuổi, việc chăm sóc hệ miễn dịch lại rất cần thiết giúp nâng cao chất lượng sống và tuổi thọ của con người.
Hiểu rõ tầm quan trọng của hệ miễn dịch, các Chuyên gia Nghiên cứu của Hãng Dược Phẩm hàng đầu Châu Âu - Alpen Pharma đã nghiên cứu bào chế thành công Siro Alpikol. Siro Alpikol 100% thành phần từ thiên nhiên đem lại hiệu quả “kép” giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe, được sự tin dùng của các Gia đình ở nhiều quốc gia trên thế giới, sẽ đồng hành cùng bé và gia đình trong hành trình chăm sóc sức khỏe miễn dịch toàn diện.
 
 
 

[1] 1bbas AR, et al. 2005. Immune response in silico (IRIS): immune-specific genes identified from a compendium of microarray expression data. Genes Immun. 6, 319–331
[2] A. Katharina Simon, Georg A. Hollander, Andrew McMichael, 2015, Evolution of the immune system in humans from infancy to old age. The Royal Society,. 282(1821): 20143085
[3]Weiskopf D, Weinberger B, Grubeck-Loebenstein B. 2009. The aging of the immune system.Sci. Transl. Med. 22, 1041–1050.
[4]Jiang N, et al. 2013. Lineage structure of the human antibody repertoire in response to influenza vaccination. Sci. Transl. Med. 5, 171.
[5] Yoshikawa TT. 2000. Epidemiology and unique aspects of aging and infectious diseases. Clin. Infect. Dis. 30, 931–933.
[6] Biagi E, Candela M, Turroni S, Garagnani P, Franceschi C, Brigidi P. 2013. Ageing and gut microbes: perspectives for health maintenance and longevity. Pharmacol. Res. 69, 11–20.