Dấu hiệu Bé có thể bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh mẹ cần lưu ý?

28/06/2021
Alpikol

Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh ở trẻ nhỏ có thể khiến bé có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều lần so với các trẻ em bình thường khác.

Trong mùa hè nắng nóng, các mẹ rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của con. Chưa kể đến các bệnh nghiêm trọng cần bác sĩ theo dõi, thì các bệnh vặt thông thường do bé tiếp xúc ở môi trường bên ngoài nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh trong thời tiết nắng nóng, cũng khiến nhiều bố mẹ khổ sở, loay hoay khi giúp bé chữa trị, ví dụ như: cảm, cúm, sổ mũi, sốt…

Rất nhiều bé mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần. Việc này khiến các bố mẹ rất hoang mang, không hiểu vì sao con vẫn bị bệnh dù đã được chăm sóc kỹ lưỡng hơn cả các em bé khác.

Một trong những nguyên nhân tiềm ẩn có thể là hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Sự khiếm khuyết của hệ miễn dịch sẽ làm suy giảm sức đề kháng của bé, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Để con có sức khỏe tốt, thỏa sức chơi đùa, và khám phá, cả nhà vui, các mẹ hãy cùng Alpikol tìm hiểu các về các dấu hiệu khi bé bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh và giải pháp phù hợp nhé!

Dấu hiệu suy giảm miễn dịch bẩm sinh

 Hệ miễn dịch là gì?

Hệ thống miễn dịch là “hàng rào bảo vệ” bé khỏi các tác nhân bất lợi như vi khuẩn, virus và nấm nhờ vào hệ thống các loại bạch cầu khác nhau với các chức năng chuyên biệt. Ví dụ, bạch cầu trung tính rất quan trọng để chống lại vi khuẩn và nấm, trong khi tế bào bạch huyết nói chung chống lại virus…

Do đó, một sức đề kháng tốt hay hệ miễn dịch khỏe đối với bé là rất quan trọng, giúp bé vượt qua bệnh tật để có một sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không lưu ý trong việc chăm sóc, trẻ có thể bị suy giảm miễn dịch, khiến bé dễ bị mắc bệnh hơn và khiến các bệnh lý nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng.

Xem thêm chi tiết về cách thức hoạt động của hệ miễn dịch

 Suy giảm miễn dịch bẩm sinh là gì?

­­­­Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay suy giảm miễn dịch tiên phát ở trẻ em là rối loạn di truyền của hệ miễn dịch cơ thể do đột biến gen. Ngay từ khi mới sinh, hệ thống miễn dịch của bé hoạt động không bình thường (không sản sinh hoặc không sản sinh đủ các tế bào miễn dịch) và không thể chống lại các tác nhân bất lợi.

Theo đó, suy giảm miễn dịch bẩm sinh dẫn đến sức đề kháng yếu, có thể khiến bé dễ bị nhiễm trùng nặng và kéo dài thời gian hơn so với các trẻ bình thường. Ngoài ra, bé cũng dễ bị lây nhiễm hơn từ các sinh vật thông thường vô hại. Phần lớn tình trạng suy giảm miễn dịch bẩm sinh không gây tử vong, nhưng bé cần được chẩn đoán và điều trị sớm để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Có hơn 180 loại suy giảm miễn dịch bẩm sinh đã được ghi nhận. Trên thực tế, một số trẻ em bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh khi sinh ra đã thiếu một số loại bạch cầu nhất định. Ví dụ, trẻ em không có tế bào lympho T, trẻ mắc hội chứng Kostmann không có bạch cầu trung tính hay hội chứng Wiskott-Aldrich tuy có số lượng tế bào lympho bình thường, nhưng chỉ biểu hiện một phần chức năng.

Có sáu loại suy giảm miễn dịch bẩm sinh chính:

Ÿ Thiếu hụt tế bào lympho B (kháng thể) – phổ biến nhất

Ÿ Thiếu hụt tế bào lympho T

Ÿ Thiếu hụt tế bào B và T kết hợp

Ÿ Khiếm khuyết trong quá trình thực bào

Ÿ Suy giảm hệ thống bổ thể

Ÿ Các dạng khác và nguyên nhân không rõ

 Dấu hiệu và triệu chứng nào báo hiệu bé có thể bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh?

Mặc dù bé có thể bị hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh ngay từ khi mới sinh, nhưng bé có thể không biểu hiện các triệu chứng đặc trưng cho đến khi được vài tháng tuổi, vài tuổi hoặc đến khi trưởng thành. Điều quan trọng là, suy giảm miễn dịch bẩm sinh gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, nếu bé mắc các rối loạn này sẽ bị nhiễm trùng thường xuyên, nghiêm trọng hoặc bất thường.

Ví dụ, cảm lạnh thông thường sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng do vi khuẩn, phổ biến nhất là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang và nhiễm trùng tai (viêm tai giữa).

Các dấu hiệu cảnh báo cho thấy bé có thể bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh:

Ÿ Nhiễm trùng ở tai ≥ 4 lần trong vòng 1 năm.

Ÿ Viêm xoang nặng ≥ 2 lần trong vòng 1 năm.

Ÿ ≥ 2 tháng dùng kháng sinh mà hiệu quả kém.

Ÿ Viêm phổi ≥ 2 lần trong vòng 1 năm.

Ÿ Đứng cân hoặc chậm tăng trưởng.

Ÿ Áp xe cơ quan hoặc mô dưới da tái phát nhiều lần.

Ÿ Nấm miệng hoặc nấm da kéo dài.

Ÿ Cần sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch để điều trị nhiễm trùng nhẹ.

Ÿ Có ≥ 2 lần nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng huyết trong năm.

Ÿ Tiền sử gia đình: có người bị bệnh nhiễm trùng tái phát, bệnh tự miễn, tử vong không rõ nguyên nhân (dưới 30 tuổi), hoặc cha mẹ hôn nhân đồng huyết thống.

Một đứa trẻ chỉ có một trong các triệu chứng hoặc dấu hiệu này không có khả năng bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Nhưng nếu một đứa trẻ có một số triệu chứng này, hoặc bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại trong một thời gian ngắn, bé có khả năng được chẩn đoán bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh.

 Phòng ngừa và điều trị suy giảm miễn dịch bẩm sinh như thế nào?

Điều trị

Một số phương pháp hiện đang được sử dụng trong điều trị suy giảm miễn dịch bẩm sinh (theo chỉ định của bác sỹ), giúp bé tăng cường sức đề kháng như:

Ÿ Truyền gamma globulin (IgG) - bổ sung kháng thể bổ vào hệ miễn dịch của bé

Ÿ Sử dụng kháng sinh - thuốc nhắm vào một bệnh nhiễm trùng cụ thể như một phương pháp điều trị dự phòng

Ÿ Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, bé có thể được chỉ định kháng sinh đường tiêm (IV)

Ÿ Các loại thuốc khác: một số tình trạng suy giảm miễn dịch bẩm sinh cụ thể có thể được điều trị bằng thuốc thay thế các yếu tố miễn dịch bị thiếu hoặc giúp các tế bào bạch cầu khiếm khuyết hoạt động tốt hơn

Đối với một số trường hợp, các liệu pháp này có thể giữ cho bé khỏe mạnh trong nhiều năm. Tuy nhiên, không có liệu pháp nào trong số này có thể chữa khỏi hoàn toàn hội chứng này. Cách chữa bệnh duy nhất được biết đến là cấy ghép tế bào gốc tạo máu hoặc liệu pháp gen.

Phòng ngừa

Ngoài việc tuân theo các khuyến nghị mà bác sĩ đưa ra để được chăm sóc hỗ trợ, có thể­­ thực hiện một vài biện pháp để duy trì sức khỏe của bé bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh như ăn uống lành mạnh, tránh tiếp xúc với các yếu tố gây nhiễm trùng, vệ sinh cá nhân tốt, sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng trong các thời điểm có nguy cơ như giao mùa, nắng nóng, mùa đông giá rét,

Nguồn tham khảo: Boston Children’s Hospital

Siro Alpikol – hiệp đồng 03 chiết xuất thiên nhiên có thể được sử dụng nhằm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe bảo vệ sức khỏe bé và gia đình.

           Chuyên gia Alpikol sẽ đồng hành cùng bé và gia đình trong quá trình hỗ trợ tăng sức đề kháng và tăng cường sức khỏe.