Chăm sóc trẻ F0 tại nhà - những lưu ý mà mẹ nhất định phải biết

15/01/2022
CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC SỨC KHỎE VÀNG FPL

Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp, nhằm giảm bớt gánh nặng cho các cơ sở y tế thì việc điều trị F0 có đủ điều kiện cách ly tại nhà đang được đẩy mạnh. Vậy điều trị F0 là trẻ em cần có những lưu ý đặc biệt gì, chăm sóc trẻ F0 tại nhà như thế nào để trẻ nhanh chóng hồi phục. Mời các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

  Khi nào thì trẻ em F0 được điều trị tại nhà?

Trẻ F0 được điều trị tại nhà cần đáp ứng đủ 3 yêu cầu sau:

  • Trẻ không có triệu chứng hoặc triệu chứng ở mức độ nhẹ như sốt, đau họng, ho, sổ mũi, nôn, tiêu chảy, đau mỏi cơ, mất khứu giác, vị giác.
  • Trẻ trên 12 tháng tuổi và không có bệnh nền.
  • Phải có người khỏe mạnh, có kiến thức chăm sóc người nhiễm, biết cách phòng ngừa lây nhiễm để hỗ trợ trẻ từ việc vệ sinh cá nhân, ăn uống, kiểm tra sức khỏe hằng ngày và có khả năng liên lạc với cơ sở y tế khi có trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên nên hạn chế số lượng người chăm sóc.

 Những điều cần chuẩn bị để chăm sóc trẻ F0 tại nhà

Khi điều trị cho trẻ là F0 tại nhà thì các mẹ cần chuẩn bị các nội dung sau:

  • Lưu lại các số điện thoại: đường dây nóng phòng chống dịch; người được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác. Cái này rất cần vì lúc con ốm nhiều mom rất lúng túng.
  • Xác định và thống nhất với cả gia đình về vùng không gian dành riêng cho trẻ.
  • Phân công một người phù hợp nhất chăm sóc cho trẻ.
  • Chuẩn bị các vật dụng tối thiểu:

- Khẩu trang y tế dùng 1 lần (đủ dùng cho cả nhà trong 2-3 tuần), kính chống giọt bắn, nước sát khuẩn.

- Găng tay y tế sạch (tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2-3 tuần);

- Nhiệt kế: thủy ngân hoặc điện tử.

- Thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nilon màu vàng để lót bên trong thùng;

- Dụng cụ cá nhân dùng riêng cho trẻ: bàn chải răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm, giặt, bộ đồ dùng ăn uống, xà phòng (tắm, giặt), dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân;

- Thuốc: Giảm đau, hạ sốt, tiêu hoá, tiêu chảy, chữa đau họng, dầu xoa, oresol, nước muối súc miệng, xịt mũi, dạ dày, các loại Vitamin C, Vitamin D3,..

Ngoài ra nếu có thể thì cần có thêm máy đo huyết áp và máy đo nồng độ oxy trong máu.

LƯU Ý: Khi con bị nhiễm COVID-19, có nghĩa là bạn và những người khác trong nhà cũng đã có thể nhiễm, do đó cũng phải thực hiện cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

 Điều trị trẻ F0 tại nhà như thế nào?

Trẻ em là đối tượng có thể chưa nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh cũng như rất khó tự giác trong việc tự cách ly tại nhà nên các mẹ cần chú ý hỗ trợ, chăm sóc để con nhanh chóng khỏi bệnh cũng như tránh lây lan cho những thành viên khác trong gia đình.

Tự theo dõi sức khỏe cho trẻ F0 tai nhà hàng ngày:

Những dấu hiệu cần theo dõi hàng ngày:

- Nhịp thở, mạch, nhiệt độ, độ bão hòa oxy trong máu - SpO2 (nếu có thể) và huyết áp (nếu có thể).

- Các triệu chứng: Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo;

- Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…

Một số điều mà các mẹ cần phải lưu ý khi thực hiện:

- Nên chuẩn bị 2 chiếc nhiệt kế: Một chiếc dùng cho trẻ bị nhiễm, chiếc còn lại dùng cho những người khác. Luôn đo thân nhiệt cho trẻ ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng, buổi chiều và khi có dấu hiệu bất thường, ghi vào phiếu theo dõi sức khỏe. Các mẹ nên chú ý rửa tay và sát khuẩn nhiệt kế bằng gạc tẩm cồn trước và sau mỗi lần sử dụng cho trẻ. Chú ý nếu thấy thân nhiệt của trẻ trên 380C hoặc dưới 360C thì cần liên hệ với nhân viên ý tế kịp thời.

Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau đây cần báo ngay với nhân viên y tế:

1) Trẻ có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

2) Nhịp thở tăng:

- Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút,

- Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút

Lưu ý khi các mẹ đếm nhịp thở ở trẻ: đếm đủ trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc.

3) SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo). Khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo. Tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi đo.

4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

5) Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7) Thay đổi ý thức: trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

8) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9) Trẻ bú kém/giảm, ăn kém, nôn.

10) Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...

11) Bất kỳ tình trạng nào mà bạn cảm thấy không ổn, lo lắng.

 Xử trí một số triệu chứng:

Một số triệu chứng nhẹ mà trẻ cót thể mắc phải đó là: Sốt, đau họng, ho, sổ mũi, nôn, tiêu chảy, đau mỏi cơ, mất khứu giác, vị giác. Khi trẻ có những triệu chứng đơn giản đó, các mẹ hãy xử trí như sau:

  • Khi trẻ sốt > 38.5° C, các mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt như Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, các mẹ cần phải thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để xử lý.
  • Khi trẻ có triệu chứng ho: dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sỹ hoặc các mẹ cũng có thể cho con uống thuốc ho nhưng nên ưu tiên các sản phẩm bằng thảo dược.
  • Các mẹ có thể dùng thêm các vitamin theo đơn thuốc của bác sỹ.

Một số lưu ý mà các mẹ cần thực hiện để chăm sóc cho trẻ bị nhiễm covid-19:

Trong trường hợp trẻ là F0 được điều trị tại nhà, các mẹ cần chăm sóc trẻ kĩ càng do trẻ chưa biết cách tự chăm sóc bản thân, nhiều trẻ nhỏ thì chưa biết nói, chưa biết thể hiện những khó chịu của cơ thể. Chính vì vậy các mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện hay thay đổi hành vi bất thường của trẻ như trẻ khóc hoặc cáu quá mức, trẻ không chơi đùa như bình thường mà nằm li bì một chỗ,... nếu trẻ có biểu hiện nặng, cần đưa trẻ đến ngay các bệnh viện được phép điều trị F0 để được cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Các mẹ phải hết sức bình tĩnh khi con mình nhiễm COVID-19 và tự tin vào khả năng chăm sóc trẻ khi trẻ nhiễm.

- Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung điện giải nếu trẻ bị sốt hoặc bị tiêu chảy, không được tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, vì trẻ con rất ham chơi nên các mẹ nên tạo điều kiện tốt nhất để con tự giác cách ly trong phòng riêng, phòng luôn đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng, nên sát khuẩn các bề mặt, vật dụng thường xuyên.

- Vệ sinh cá nhân cho trẻ hằng ngày, cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý, rửa tay, sát khuẩn thường xuyên.

- Nếu có thể mẹ hãy cho trẻ xông hơi để giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, khô họng,... bằng cách đun sôi gừng, sả, tỏi rồi phủ khăn trùm kín vùng đầu mặt, cho trẻ hít sâu để tinh dầu đi vào trong mũi họng. Các mẹ nên chú ý lau sạch người của trẻ trước và sau khi xông và mỗi lần xông khoảng 20 phút. Sau khi xông nên giữ ấm cho trẻ và tránh gió.

- Các mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ qua các bữa ăn để cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng cho con. Nếu trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên ăn uống đủ chất để con được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nguồn kháng thể có trong sữa mẹ.

- Bên cạnh đó, các mẹ chú ý tâm sự, trấn an con về dịch COVID-19. Giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin thực tế về dịch COVID-19. Trẻ có thể hiểu sai thông tin và có thể hoảng sợ. Hạn chế gia đình tiếp xúc và nói chuyện về tin tức, sự kiện về COVID-19 có thể gây hoang mang, sợ hãi. Cố gắng duy trì những thói quen bình thường, sinh hoạt khoa học. Lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập và nghỉ ngơi hoặc các hoạt động giải trí, thể dục cho trẻ. Hướng dẫn trẻ các hành động hàng ngày để giảm sự lây lan của mầm bệnh như: rửa tay thường xuyên; sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy vào thùng đựng chất thải. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí trong phòng cách ly phù hợp như các trò chơi online hay cùng chơi với bố, mẹ…

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc COVID-19 khi tiếp xúc với các ca nhiễm do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Chính vì vậy một điều rất quan trọng mà các mẹ cần phải chú ý đó là tăng cường sức đề kháng cho trẻ, khi cơ thể có sức đề kháng tốt sẽ giúp trẻ hạn chế mắc bệnh và kể cả khi mắc bệnh thì sẽ nhanh khỏi và ít triệu chứng nặng hơn. Mình sẽ bật mí cho các mẹ một sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng được nhiều người tin dùng đó là siro tăng sức đề kháng Alpikol. Siro tăng sức đề kháng Alpikol là một loại thực phẩm chức năng dạng dung dịch siro, thành phần được chiết xuất từ thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, là sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu (EU-GMP) của tập đoàn Dược phẩm Alpen (Thụy Sĩ). Sản phẩm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống lại sự tấn công của một số vi khuẩn, virus gây bệnh.

Ngoài việc bổ sung kháng thể, thì siro tăng sức đề kháng dạng nước còn tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn, hạn chế ốm vặt, hạn chế mắc các bệnh đường hô hấp.    

Khác với các sản phẩm khác trên thị trường chỉ có 1 thành phần tăng sức đề kháng thì Alpikol có đến 3 thành phần, đặc biệt trong đó có thành phần chiết xuất từ quả cơm cháy là 1 trong 10 loại thực phẩm giàu vitamin C nhất. Chính vì vậy Alpikol tạo nên những công dụng rất đáng chú ý như sau:

  • Hỗ trợ tăng cường miễn dịch “kép”: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thích ứng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ và gia đình.
  • Giúp chống lại tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) giúp giảm đáng kể số đợt bệnh trong năm.
  • Giúp phục hồi nhanh hơn gấp 2.5 lần khi bị cảm, cúm so với không dùng sản phẩm.
  • Hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng cảm, cúm thông thường: đau họng, sốt, ho, sổ mũi,...

Covid-19 ở trẻ em được tiên lượng là tốt nếu chúng ta điều trị đúng, có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý, hãy luôn giữ tinh thần lạc quan thì chúng ta sẽ chiến thắng được đại dịch. Chúc các mẹ sẽ có được những thông tin hữu ích để chăm sóc con mình nhanh chóng hết bệnh các mẹ nhé.

Các mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm hỗ trợ Alpikol – siro tăng sức đề kháng ở đây nhé.

Nguồn tham khảo: Quyết định số: 4156/QĐ-BYT của Bộ Y tế Về việc ban hành tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà.