Bật mí cách chăm sóc sức khỏe khi bị viêm họng vô cùng hiệu quả

05/01/2022
CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC SỨC KHỎE VÀNG FPL

Viêm họng là bệnh rất thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, nhất là vào mùa đông khi thời tiết thay đổi. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, đau, ngứa, rát ở cổ họng đặc biệt là mỗi khi nuốt, kể cả khi nuốt nước bọt. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm họng là do virus gây ra. Viêm họng do virus gây ra thường tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Ngược lại nếu sức đề kháng kém, người bệnh có thể bị bội nhiễm các vi khuẩn, điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe suốt đời. Vậy các bạn đã biết phải làm gì khi mắc bệnh hay cách tốt nhất để phòng ngừa nó chưa? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để có được những thông tin hữu ích cho mình nhé.

 Viêm họng là gì?

Viêm họng là viêm niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc ở họng. Bệnh gây ra tình trạng cổ họng bị khô, ngứa, đau rát và thường gây ho, sốt. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với viêm VA, viêm amiđan, viêm mũi, viêm xoang v.v... hoặc trong các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi... Bệnh lây lan bằng nước bọt, nước mũi.

Viêm họng chủ yếu có hai dạng là cấp tính hoặc mạn tính. Trẻ em thường mắc viêm họng cấp tính, còn người lớn thường gặp viêm họng mạn tính.

Viêm họng cấp tính tức là tình trạng viêm kéo dài trong 1tuần thường do virus gây ra. Viêm họng cấp tính nếu không điều trị kịp thời thì rất dễ chuyển thành viêm họng mạn tính.

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng kéo dài, tái phát trong suốt cuộc đời.

 Những đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm họng?

Viêm họng có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây dễ mắc bệnh hơn đó là:

Trẻ em và trẻ sơ sinh: Do ở những trẻ nhỏ, hệ miễn dịch đang còn non yếu. Nhờ đó các tác nhân bên ngoài sẽ rất dễ dàng tấn công và gây bệnh. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi.

Những người mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, viêm mũi, người bị cảm lạnh là đối tượng dễ mắc bệnh viêm họng.

Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu như người già, người mắc bệnh HIV, ung thư,... cũng là đối tượng dễ mắc bệnh.

 Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm họng?

Tác nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm họng là do virus, chiếm 60-80%, gồm Adenovirus, virus cúm, virus parainfluenzae, virus Herpes, virus Zona, EBV... và do vi khuẩn chiếm 20-40%, gồm liên cầu (tan huyết nhóm A, các nhóm B, C, G ít gặp), Haemophilus influenzae, tụ cầu vàng, vi khuẩn kị khí.

Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như thời tiết thay đổi, nhất là về mùa lạnh, không khí khô, lạnh là nguyên nhân dễ khiến cho cổ họng bị khô, ngứa và ho. Các chất kích thích như khói bụi, thuốc lá, hóa chất độc hại,... làm tổn thương lớp lót ở niêm mạc dẫn đến bị viêm. Ngoài ra khi thời tiết nóng bức ngồi trong phòng điều hòa thường xuyên, rồi khi ra ngoài làm nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc uống nhiều nước đá cũng rất dễ gây viêm họng.

 Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng là gì?

Triệu chứng toàn thân: Sốt vừa 38 - 39°C hoặc sốt cao, ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, kém ăn. Phản ứng hạch góc hàm di động, ấn đau.

Đau rát, ngứa ngáy khó chịu ở họng nhất là khi nuốt, kể cả khi nuốt chất lỏng cũng khiến bạn thấy đau. Khi nuốt, ho, nói thì đau nhói lên tai, có cảm giác như bị vướng nhất là sau khi ngủ dậy.

Có thể ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm nhầy.

Giọng nói bị khàn.

Toàn bộ niêm mạc họng đỏ, phù nề, xuất tiết. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng

đỏ mọng và có những mao mạch nổi rõ.

Hai amiđan khẩu cái cũng sưng to đỏ, có khi có những chấm mủ trắng hoặc lớp bựa trắng (như bựa cháo trắng) phủ trên bề mặt amiđan.

Có hạch góc hàm sưng nhẹ và hơi đau.

 Làm gì khi bạn bị viêm họng?

Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, mà bạn có cách chữa trị phù hợp.

Đối với những trường hợp nhẹ, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn khắc phục được bệnh lý này. Sau đây mình sẽ chỉ cho các bạn một số cách chữa trị đơn giản tại nhà, mà bạn có thể áp dụng ngay:

- Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc các dung dịch sát khuẩn mũi họng: Muối có tác dụng sát khuẩn, làm giảm cảm giác đau rát đồng thời có tác dụng làm sạch khoang miệng rất tốt. Hơn nữa bạn có thể tự pha nước muối ấm ngay tại nhà để súc miệng.

- Uống trà gừng mỗi ngày: Gừng có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra gừng còn có khả năng làm sạch dịch đờm giúp thông thoáng mũi họng. Để có mùi vị thơm ngon hơn và khắc phục tình trạng khàn tiếng bạn có thể thêm vào một muỗng mật ong và nước cốt chanh.

Đối với các trường hợp viêm họng nặng như do virus, vi khuẩn gây ra cần phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua ở nhà thuốc.

Để điều trị viêm họng do virus, vi khuẩn các nhóm thuốc thường sử dụng sẽ là: Kháng sinh nhóm beta lactam hoặc các nhóm khác.

Điều trị triệu chứng: giảm viêm làm giảm tình trạng phù nề, sưng tấy trong họng, giảm đau làm giảm tình trạng khó chịu khi viêm họng, hạ sốt.

Điều trị tại chỗ: bôi họng, xúc họng, khí dung họng.

Ngoài ra, các bạn có thể kết hợp chế độ chăm sóc tại nhà để giảm bớt các triệu chứng của bệnh bằng cách:

- Súc họng bằng dung dịch sát khuẩn vào buổi sáng và tối mỗi ngày.

- Uống nước ấm, trà gừng có thể pha chanh và mật ong.

- Bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamin đặc biệt là vitamin C.

- Chườm ấm cổ họng.

- Ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt để hạn chế đau khi nuốt và nặng thêm tình trạng sưng viêm.

 Cách phòng bệnh viêm họng như thế nào?

Phòng bệnh là biện pháp rất quan trọng để ngăn ngừa viêm họng, các bạn nên chú ý giữ ấm cổ họng, mũi, miệng, nhất là trong mùa lạnh. Hạn chế uống nước đá, thường xuyên uống nhiều nước lọc để cổ họng đủ độ ẩm. Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu, ăn đồ cay nóng gây hại cho cổ họng. Khi đi ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang nhằm tránh nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn và tránh khói bụi ô nhiễm. Ăn nhiều hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và mũi họng. Ngoài ra không để quạt thẳng vào mặt khi ngủ vì rất dễ gây khô họng và gây đau họng.

Vệ sinh sạch sẽ là nguyên tắc quan trọng để phòng ngừa bệnh hãy làm và dạy con bạn những điều sau. Rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi hắt hơi hoặc ho. Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt tập thói quen súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước hoặc đồ dùng, tránh tiếp xúc với người đang bị bệnh về đường hô hấp trên, cúm,...Ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy và vứt đi, trong trường hợp không có khăn giấy, hãy hắt hơi vào khuỷu tay. Sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn để thay thế cho việc rửa tay khi không có xà phòng và nước. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống.

Khi mới thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm họng, đặc biệt là trẻ nhỏ, các bạn cần cho trẻ súc họng như hướng dẫn ở trên. Nếu trẻ chưa đỡ hoặc kéo dài,  sốt, cần đưa trẻ đến phòng khám chuyên khoa về nhi hoặc tai mũi họng để bác sĩ thăm khám có nên sử dụng kháng sinh hay không. Không nên tự mua kháng sinh ở nhà thuốc khi chưa có đơn của bác sĩ để tránh tình trạng sử dụng kháng sinh không cần thiết.

Một điều rất quan trọng mà các bạn cần phải chú ý đó là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, khi cơ thể có sức đề kháng tốt sẽ giúp bạn hạn chế mắc bệnh và kể cả khi mắc bệnh thì sẽ nhanh khỏi và ít triệu chứng nặng hơn. Mình sẽ bật mí cho các bạn một sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng được nhiều người tin dùng đó là siro tăng sức đề kháng Alpikol. Siro tăng sức đề kháng Alpikol là một loại thực phẩm chức năng dạng dung dịch siro, thành phần được chiết xuất từ thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, là sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu (EU-GMP) của tập đoàn Dược phẩm Alpen (Thụy Sĩ). Sản phẩm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống lại sự tấn công của một số vi khuẩn, virus gây bệnh.

Ngoài việc bổ sung kháng thể, thì siro tăng sức đề kháng dạng nước còn tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn, hạn chế ốm vặt, hạn chế mắc các bệnh đường hô hấp.    

Khác với các sản phẩm khác trên thị trường chỉ có 1 thành phần tăng sức đề kháng thì Alpikol có đến 3 thành phần, đặc biệt trong đó có thành phần chiết xuất từ quả cơm cháy là 1 trong 10 loại thực phẩm giàu vitamin C nhất. Chính vì vậy Alpikol tạo nên những công dụng rất đáng chú ý như sau:

  • Hỗ trợ tăng cường miễn dịch “kép”: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thích ứng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ và gia đình.
  • Giúp chống lại tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) giúp giảm đáng kể số đợt bệnh trong năm.
  • Giúp phục hồi nhanh hơn gấp 2.5 lần khi bị cảm, cúm so với không dùng sản phẩm.
  • Hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng cảm, cúm thông thường: đau họng, sốt, ho, sổ mũi,...

Viêm họng sẽ gây ra nhiều khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt. Hơn nữa nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay khi thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn có thể áp dụng ngay các cách chữa trị tại nhà mà bài viết vừa chia sẻ. Ngoài ra, đừng quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục đều đặn để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe của mình các bạn nhé.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm hỗ trợ Alpikol– siro tăng sức đề kháng ở đây nhé.

Nguồn tham khảo

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng của Bộ Y tế (2015)